Another way of telling

Posts Tagged ‘Leica’

Nhìn lại một sự kinh điển – Huyền thoại Leica M6

By Frank Van Riper

Lần đầu tiên tôi gặp gỡ với Leica thấm thoát đã 40 năm về trước. Khi ấy, trong Central Park Lake bạn tôi là Marty một người có thể nói là nghiện nặng, chụp rất tốt, là phóng viên của trường chúng tôi – một High School Newspaper. Ở thời điểm đó Marty đã dành dụm được số tiền đủ để mua chiếc M2 mới và khoe với tôi một cách hết sức tự hào khi chúng tôi đi off cùng nhau ở Manhattan. Nếu như trí nhớ của tôi k0 quá tồi thì khi ấy tôi đang dùng “Dekon” một loại SLR tương đối rẻ và đang cố gắng bước chân vào thị trường với cái tên mới – “Nikon”.

Ngay cả đối với một đứa trẻ ở tuổi xì tin, chất lượng của chiếc Leica đó là k0 thể phủ nhận. Độ mượt mà khi thao tác với lens, cảm giác giải thoát và chắc tay khi cầm nó. Có một ấn tượng khắc sâu vào lòng tôi ngày đó là tiếng màn chập k0 giống bất cứ một chiếc máy nào mà tôi đã từng nghe. Nó thật nhỏ nhưng lôi cuốn, dịu dàng và cám dỗ chứ k0 loảng xoảng nhưng mấy cái SLRs.

Tôi k0 biết vì sao, nhưng tôi đã đào tẩu, tôi đã là kẻ ngoài cuộc trong suốt 40 năm. Vâng, bốn thập niên và để đến mãi tận giờ đây tôi mới có thể nói rằng chiếc Leica huyền thoại M6-TTL mà tôi đang dùng là chiếc máy ảnh tốt nhất tôi đã từng có. Bỏ qua hết Nikons, Hassys, thậm chí cả Zone VI 4×5 view camera.

Tôi đang đầy cảm hứng và hãy để tôi kể cho bạn một câu chuyện.

Marty và tôi thường xuyên đi chụp chung, đôi khi chúng tôi phải trốn học để làm được điều đó. Một lần, đừng hỏi tôi như thế nào. Marty đã cố gắng để thử sức với một trong những tạp chí hàng đầu về thời trang là Vogue (nếu như bộ nhớ của tôi còn hoạt động) trước khi tôi biết đến nó. Chúng tôi lại trốn học và mang theo một em mẫu đẹp lộng lẫy và vật lộn cả buổi sáng ở Times Square. {Đúng ra chỉ có Marty chụp còn tôi thì toàn lăng xăng và chủ yếu là ngắm em mẫu đó. Hey, lúc đó tôi mới 15 tuổi. OK?}

Tại Central Park trong những ngày xuân tuyệt vời của New York chúng tôi đã thuê một chiếc thuyền, với hi vọng kiếm được một ít ảnh chụp từ dưới nước nhưng bất thình lình một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra. Loắng ngoắng mãi chúng tôi mới chèo được chiếc thuyền ra giữa hồ thì cũng là khi chúng tôi nhìn thấy nước. Rất nhiều nước… ở trong thuyền.

Nếu như cái Leica của Marty được ví như chiếc xe mới thì nó vẫn còn sặc mùi của các vật liệu, nó thực sự còn quá mới vì vừa được nhấc ra từ cái hộp. Tôi thực sự lo lắng về cái máy của Marty. Chúng tôi bơi như bị ma đuổi và lạy trời cũng đã vào được tới bờ. Sự hăng hái của cuộc du ngoạn bằng thuyền kết thúc và cảm xúc bấm máy lại bắt đầu.

Những kỉ niệm về chiếc M2 đó vẫn còn đọng nguyên trong tôi.

Trong suốt 40 năm, hầu hết tôi đã dùng Nikons khi chụp 35mm, Hassys cho những việc cần tới Medium và rất thường xuyên là Mamiya 6 Rangefinder. Tuy nhiên, suốt quá trình đấy tôi vẫn k0 thể k0 để í tới một thứ mà người ta gọi là văn hóa của Leica. K0 thấy loại máy ảnh nào khác đặc trưng đến như vậy, người ta sưu tầm nó như sưu tầm những tác phẩm điêu khắc, chúng giữ giá kinh khủng. Những ông bạn nhà báo của tôi tỏ ra rất tín nhiệm (cả RF lẫn SLR) vì chất lượng quang học vượt trội của chúng, ngay cả khi do sức ép của tòa soạn buộc họ phải chuyển sang digital.

Tôi muốn có một cái Leica để xem vì sao nó mê hoặc lòng người, nó đã làm tôi hoa mắt khi còn trẻ và bây giờ thì sao, khi tôi đã trưởng thành?

Hoo boy, Leica đã gửi cho tôi mượn một chiếc M6 trước chuyến đi Prague vào tháng trước, và tôi đã k0 mất nhiều thời gian để quyết định mua nó. Vâng, ngày nay thế giới là của Autofocus, Program-mode, Motordriven… và vì thế tôi không khuyên ai mua nó nếu là để bắt đầu. Leica M6 là một nấc để bước lên sự nghiêm túc chứ k0 phải lối vào cho những kẻ hời hợt.

Còn nữa… còn nữa… nó là chiếc máy ảnh được gỡ bỏ toàn bộ những yêu cầu về điện tử. Là chiếc máy manual toàn bộ. Rangefinder focusing cũng là cách được dùng phổ biến trước thời của SLR cameras. Trong hầu hết các tình huống nó cho kết quả chính xác hơn SLR, đặc biệt trong điều kiện ánh sáng yếu, k0 ồn ào. Nó được gia cố chắc chắn như một cỗ xe tăng nhưng lại được thiết kế sang trọng bởi Mercedes-Benz. Vì vậy, theo lí thuyết hay bất cứ cách nói nào khác. M6 là một chiếc máy ảnh tuyệt vời nếu bạn muốn nhuần nhuyễn kĩ năng phơi sáng và bố cục trong nhiếp ảnh.

Thực tế, dù là, tôi đánh giá M6 như một công cụ được thiết kế đặc biệt cho những mục đích đặc biệt, và vì thế đối với những người chơi ảnh nghiệp dư ở mức trung bình thì họ thường có cảm giác nó có quá nhiều hạn chế. Ví dụ sync flash chỉ được ở 1/50, và như vậy nghĩa là k0 chụp được fill-in flash, hoặc “synchro-sun” một bức ảnh ở ngoài trời. M6 k0 có đèn pop-up flash bởi nó là rangefinder camera, k0 gắn được tele lenses dài hơn 135mm cũng như những zoom lenses rất phổ biến ở SLRs ngày nay. Nếu bạn đã từng dùng máy ảnh và bắt nó làm tất cả các công việc cho bạn thì có thể bạn sẽ cảm thấy M6 hết sức phức tạp. Thậm chí tôi còn chưa nói cho bạn biết rằng để lắp film bạn phải tháo toàn bộ cái nắp ở dưới đít máy. (Mới đây, khi tôi hỏi một người quản lí hãng Leica rằng: Nếu như có một cơ hội thì liệu Leica có thiết kế lại M6 để có thể lắp film được từ phía sau máy như những loại khác k0. Ông ta trả lời rằng làm như vậy sẽ giảm đi sự chắc chắn và điều đó là k0 thể chấp nhận được)

Vậy cái gì đã đem lại cho M6 một sức mạnh phi thường?

Rất đơn giản, Leica M6 được thiết kế quá đẹp và hoàn hảo, vô cùng chắc chắn, êm, sắc sảo và sexy hơn bất cứ cái camera nào mà tôi đã từng cầm trên tay.

Là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tôi sẽ sử dụng M6 cho những mục đích riêng và k0 bao giờ phải hối hận khi bỏ ra cả ngàn bạc để có một công cụ tốt, phục vụ cho một nghề nghiệp tốt. Tôi sẽ sử dụng chiếc máy này cùng ống kính medium wide trong những điều kiện ánh sáng cho phép. Sắc như dao cạo và nhanh như chớp là f.2, 35mm Summicron mà Cartier-Bresson đã từng dùng.

Cuối cùng, đó là chiếc máy ảnh mà tự bản thân nó sẽ biết cách để đi vào đời bạn. Tao nhã và kín đáo chính là nó… và vì thế tôi k0 thể k0 mang nó mỗi ngày.

Thật buồn, tôi đã mất 40 năm để nhận thức được điều ấy.

Translated by Trauvang @ VNPhoto.net