Another way of telling

Archive for January, 2009

London Underground (iPhonegraphy)

Like many metro systems in the world, London Tube is not only a public transport to help people get moving around but also is the culture of the city. London Tube has been known as the world’s oldest and longest metro network; but this is not the thing that influenced the most to me. I love London Tube with my very personal reasons, by the way I felt about it.

All the pictures and sounds were captured and recorded by my iPhone in June, 2008… so sorry for the poor quality.

Thanks for your visiting.

Son Doan.


Kids Photo Project on VTV4

Khá bất ngờ khi VTV4 đưa tin về dự án ảnh. Hẳn sẽ vui hơn, tin sẽ phong phú và chính xác hơn nếu được báo trước. Dù sao cũng rất cảm ơn VTV4 và các báo đăng tải, hi vọng qua đó những người cầm máy sẽ tham khảo được thêm một cách để chia sẻ với cộng đồng nhiều hơn là những cú bấm máy thuần túy.

Son Doan.


Way of telling

image22

Ngồi đóng lại những chiếc ống kính mơ ước một thời, chúng là hệ quả tất yếu của sự thiếu hiểu biết, cái giá mà gần như ai cũng phải trả nếu không bị giới hạn về tài chính để có cho một sự khởi đầu. Nhiếp ảnh số giống như một cô gái đẹp, nó kéo tôi vào vòng xoáy của những đam mê và rồi cũng chính nó hất tôi lên đỉnh điểm của những sự nhàm chán.

Tôi quay lại với film, đã hai năm rồi, chỉ là film đen trắng thôi… dòng chảy nhiều khi cứ phải bóp chặt nó mới chịu tuôn trào. Có những người gửi thư bày tỏ rằng rất thích ảnh của tôi, vài trong số đó thì lại lo lắng, lo cho tôi, sợ tôi sẽ bị vận vào cái không gian của những bức ảnh đấy, cám ơn các bạn nhưng biết làm sao khi tôi chưa thể làm khác được.

Way of telling là tấm ảnh tôi chụp đã khá lâu. Tôi rất thích, rất quý nó. Có lẽ về mặt thị giác nó hơi bị chật nhưng không gian cho cảm xúc thì chắc là không. Một bức tượng buồn, một chiếc áo cưới, một người đàn bà bên hai chiếc ly… bạn nghĩ gì về không gian đó? Một thân phận, một mong ước, một con người (như đã ready lắm!)… nhưng cái điều chờ đợi vẫn chưa từng tới.

Mỗi khi rảnh tôi thường cầm máy bước xuống phố. Những đôi chân vô cảm bước qua tôi, hiếm lắm mới gặp một nụ cười dù nụ cười đó chỉ dành cho sự đặc biệt của chiếc máy mà tôi đang cầm. Ảnh của tôi cũng vậy, mọi người bước qua nó bằng những cú lăn chuột, thi thoảng lắm mới có người hạ cố click vào một cái… vì cái tên Trauvang hay vì một cái gì đó mà chính tôi cũng không biết nữa. Có lẽ do ảnh của tôi thiếu sức cuốn hút vì bởi nó không chụp một anh rocker đang diễn tơi bời, một cành cây run rẩy trong cơn bão tuyết giả tạo, những bông hoa được setup kĩ lưỡng, những giọt sương căng mọng hay những đường nét uốn éo gợi cảm trong khung hình? Tôi không biết nhưng có lẽ ảnh của tôi tầm thường lắm bởi nó chỉ ghi lại những thứ mà ai ai cũng có thể NHÌN thấy được. Tôi không buồn vì điều đấy mà ngược lại đôi khi rất vui vì đã giữ được nó trọn vẹn cho riêng mình.

Dù sao, nhiếp ảnh cũng chỉ  là một cách để người ta bộ lộ bản thân, là một hoạt động có tính cá nhân sâu sắc. Tôi yêu những tấm ảnh, trân trọng những cảm xúc mình đã trải qua… Ngày bé, tôi thích đạp xe ngược chiều, thích được những cơn gió quật vào ngực. Tôi sẽ tiếp tục đi trên con đường của tôi, dù cho… có thể lắm… sẽ không có ai cả – nơi cuối đường.

Prague Jan 15, 2009


Vietnam – Kids Photo Project

Cuối năm thường là khoảng thời gian bận rộn với hầu hết mọi người, tôi cũng vậy. Sau chuyến đi vội vã về Việt Nam trở lại, One và Ku những người bạn trong nhóm VNPhoto CH Séc thông báo cho tôi về một dự án ảnh. Tôi thoáng nghĩ “cuối năm bận rộn ảnh ọt gì bây giờ”. Tuy nhiên sau khi đọc qua một số email trao đổi của mọi người thì tôi mới biết đó là dự án ảnh dành cho thiếu niên Việt Nam.

Chúng tôi gặp nhau lần đầu tại Mama Papa văn phòng của Hanoi Club, không quá chật và đơn giản như không thể giản đơn hơn nữa. Tôi không quá bất ngờ vì nó là văn phòng của một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, là nơi gặp gỡ của những người bạn, nhưng người ưa hoạt động cộng đồng, thường đấu tranh và giúp người Việt Nam hòa nhập với xã hội Séc. Thời gian khá ngắn, chỉ vừa uống hết một cốc coffee, nhưng đủ để chúng tôi tìm thấy những quan điểm chung cho việc thực hiện dự án.

9h sáng tôi đến ngôi trường nơi mà các em nhỏ đang học tập. Một căn phòng bé nhưng khá ấm cúng, đó là căn phòng mà nhà trường dành cho chúng tôi làm workshop với các em. Tôi đến đúng giờ nhưng các bạn Hanoi Club đã chuẩn bị xong máy chiếu và các tài liệu cần thiết. Rồi các em đến… từng nhóm từng nhóm một… những cái nhìn lạ lẫm, ngơ ngác. Chúng tôi nói về lí do tại sao lại mời các em đến đây, về dự án ảnh, về những việc mà rất nhiều em nhỏ khác đã làm được. Tôi nhấn mạnh “đây được xem như một trò chơi không bắt buộc nhưng nếu đã tham gia thì anh yêu cầu sự nghiêm túc. Thiếu niên của nhiều nước đã làm được các dự án tương tự, các bạn người Rumania làm được thì tại sao chúng ta không? Anh tin là các em cũng sẽ làm được”. 100% các em có mặt đồng ý tham gia dự án. Chúng tôi mỉm cười bởi không thể có sự khởi đầu nào tốt đẹp hơn.

Chúng tôi nói với các em về cấu tạo chiếc máy ảnh. Một chút thôi, rất ít về cách chụp, ánh sáng và bố cục. Phần lớn thời gian chúng tôi nói chuyện về cuộc sống, về những câu chuyện mà các em có thể kể thông qua chiếc máy ảnh. Tôi nói với các em rằng “nếu các em bị giới hạn không được nói, được viết và chỉ có trong tay chiếc máy ảnh thì các em sẽ kể cho ông bà ở Việt Nam như thế nào về cuộc sống của mình? Về bạn bè, gia đình và công việc của bố mẹ?” Chúng tôi muốn các em biết chụp những tấm ảnh có nội dung.

Bàn giao film, máy cho các em xong, trên suốt đường về tôi cứ miên man suy nghĩ. Ngày nay, ở Praha một thành phố khá bình yên và giàu có này thì các em nhỏ được gia đình và xã hội chu cấp khá đầy đủ về mặt vật chất, thậm chí có những em nhỏ còn sử dụng điện thoạt rất đắt tiền, nhưng theo tôi hẳn những thứ đó vẫn chưa đủ. Tôi biết trong trường các em được học môn tiếng Anh nhưng lại không một em nào biết nói chuyện với chúng tôi bằng thứ ngôn ngữ mà đáng ra ở thế hệ các em là rất phổ thông đó. Các em thật  cần nhiều hơn những sự quan tâm từ cộng đồng, từ những người cùng màu da và đặc biệt là từ bố mẹ các em. Tôi suy nghĩ khá nhiều về bọn trẻ, những người sẽ đại diện cho cộng đồng người Việt Nam tại đây trong tương lai. Cũng khoảng thời gian đó Phạm Quỳnh Anh lần đầu về thăm quê. Lời ca và giai điệu của bài Hello Vietnam như là tiếng nói, là những lời tâm sự mà tôi nhìn thấy qua mỗi ánh mắt, mỗi nụ cười của các em. Cảm xúc đấy, tình cảm đấy đã theo tôi trong suốt chiều dài của dự án.

Chúng tôi gặp lại tại TTTM Sapa nơi buôn bán lớn nhất của người Việt Nam tại Séc. Sau hai tuần, một khoảng thời gian đủ để khởi động dự án, đủ để các em hiểu những khái niệm cơ bản về nhiếp ảnh, chúng tôi cùng nhau đi chụp. Mỗi nhóm gồm hai em nhỏ đi cùng một anh người Việt và một người nước ngoài, chụp theo các chủ đề khác nhau. Tất nhiên nhóm của tôi chụp về Streetlife và Vietnamese culture rồi ;). Đó thực sự là một buổi chiều đáng nhớ trong tràn ngập những tiếng cười. Tôi được bọn trẻ bá vai, bá cổ, thân thiết và gần gũi ghê lắm. Được chúng dẫn đi đến những nơi, chụp những thứ mà bản thân một người yêu ảnh và khá lì đòn như tôi cũng không bao giờ nghĩ có thể đến đó và chụp được. Đứa trẻ nào cũng thật đáng yêu và nếu như bạn ở đấy hẳn bạn sẽ phải thán phục cách tiếp cận của bọn chúng. Thật tuyệt vời!

Sau đó, chúng tôi, những người lớn vẫn hay tụ tập ở đâu đấy, có thể trong những xó xỉnh của quán bar ở trung tâm để tiếp tục bàn về dự án còn bọn trẻ thì được nghỉ. Và hồi hộp chờ đợi kết quả giống nhưng là những cuộn film đó do chính tay mình chụp ra. Hai tuần trôi qua và chúng tôi trở lại trường, lần này là một phòng rộng hơn vì cần diện tích để bày ảnh, rất nhiều ảnh! Nhưng nhiều hơn cả chính là sự bất ngờ của chúng tôi, có quá nhiều ảnh đẹp! Các em xem và tự ghi tên mình vào những tấm đã chụp. Chúng tôi hỏi “tại sao em chụp và em thấy gì qua những tấm ảnh đó?” Có khá nhiều những câu trả lời rất thú vị và qua đó chúng tôi nhận ra khả năng cũng như những vấn đề quan tâm của mỗi em. Chúng tôi đã động viên các em chụp theo hướng phù hợp với mình.

Simon một nhiếp ảnh gia thực thụ, người Đài Loan, đưa ra một tấm ảnh mà background bị mờ nhòe rồi hỏi: “mắt thường các em có nhìn thấy hình ảnh như thế này không?”. Tất nhiên chúng đều trả lời là không. “Vậy đó, khi trong tay có chiếc máy ảnh thì các em có thêm một con mắt nữa!”. Hoặc khi chúng tôi lọc ra những tấm ảnh mà trong đó có những khoảnh khắc ghi lại sự vất vả của những người buôn bán trong chợ thì Hana hỏi: “Các em có muốn tương lai của mình khác đi không?”.

Và cuối cùng chúng tôi hỏi các em sự khác nhau giữa việc chụp ảnh bằng điện thoại di động và những chiếc máy film cũ kĩ . Vài em tỏ ra khá rành về công nghệ khi nói ra các lợi ích của kĩ thuật số đem lại như: Chụp bằng điện thoại di động có thể xem được bằng máy tính, in hay gửi cho bạn bè. Tuy nhiên cũng có em trầm ngâm suy nghĩ rồi nói “ Em phải nghĩ mỗi khi chụp chứ không như điện thoại là cứ giơ lên rồi choạch choạch choach…”. Chúng tôi bật cười vì rõ ràng một dự án như thế này không thể thực hiện bằng máy kĩ thuật số, cho dù đó là những chiếc máy tốt và đắt tiền đến bao nhiêu đi chăng nữa; chúng sẽ chán ngay cái dự án này chỉ sau vài tiếng chứ đừng nói theo chúng tôi đến cả mấy tháng. Không có thử thách, không có khát khao thì rất khó có những thành công. Film – Những giá trị không bao giờ mất.

Khi đang ngồi viết những dòng này thì tôi nhận được email thông báo về cuộc họp đầu năm. Chúng tôi sẽ bàn về việc làm darkroom ở trong trường để giới thiệu cho các em về quá trình hình thành lên một bức ảnh và bàn tới việc xin tài trợ để tổ chức triển lãm ảnh khi dự án kết thúc. Là một dự án phi lợi nhuận nên hẳn chúng tôi, những người thực hiện đều có một điểm chung cho dù suy nghĩ và mức độ có thể sẽ khác nhau. Với riêng cá nhân tôi, đây là một dự án, một trong những việc mà tôi trân trọng hơn bất cứ tấm ảnh đẹp nào của mình.

Cuối cùng, tôi hi vọng một ngày nào đó các em sẽ trưởng thành, một trong số các em sẽ tham gia vào VNPhoto hay các tổ chức về nhiếp ảnh tương tự. Tôi hi vọng và tôi tin, sau dự án các em sẽ sớm tìm thấy cái giá trị đích thực của nhiếp ảnh và lớn hơn thê, đó là giá trị của cuộc sống “Happiness only real when shared” – Hạnh phúc chỉ hiện hữu khi chia sẻ.

Trauvang – Jan 09, 2009

PS. Toàn bộ ảnh trên do các em nhỏ chụp.


New Year in Prague – 2009

Happy New Year – ABBA

No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
Its the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday
Nows the time for us to say…

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we dont we might as well lay down and die
You and i

Sometimes I see
How the brave new world arrives
And I see how it thrives
In the ashes of our lives
Oh yes, man is a fool
And he thinks hell be okay
Dragging on, feet of clay
Never knowing hes astray
Keeps on going anyway…

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we dont we might as well lay down and die
You and i

Seems to me now
That the dreams we had before
Are all dead, nothing more
Than confetti on the floor
Its the end of a decade
In another ten years time
Who can say what well find
What lies waiting down the line
In the end of eighty-nine…

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we dont we might as well lay down and die
You and i

Happy New Year to all!!!