Another way of telling

Sự nhìn

Mark Edwards – The New Encyclopedia of PHOTOGRAPHY

Có lẽ một trong những giá trị đem lại sự thỏa mãn nhiều nhất trong nhiếp ảnh đều bình đẳng và rộng mở với tất cả chúng ta. Đó là – Nhiếp ảnh đường phố. Cảm giác thật là tuyệt khi chúng ta bước ra ngoài, đi vô định với một cái máy ảnh và vài cuộn phim trong túi.

Hãy bắt đầu bằng một câu hỏi: Cái gì là cái mà những người cầm máy đang thực sự tìm kiếm? Phải chăng là khi họ dừng lại và không nghĩ tới những tấm ảnh thương mại, là khi họ tìm kiếm để chụp những tấm ảnh cho riêng mình?

Chúng ta vẫn liên tục ghi lại những hình ảnh vào kí ức thông qua thị giác, nhưng mỗi khi chúng ta bước xuống phố chúng ta không thể nhớ hết toàn bộ các sự việc xảy ra mà thường chúng ta chỉ ghi nhớ được những khoảng khắc nhất định. Đặc biệt với những sự kiện lạ gây chú í, ví dụ như một sự biểu cảm trên một gương mặt nào đấy hay đơn giản chỉ là một mẩu quảng cáo dán trên tường. Cũng có thể là một hiện tượng giao thông ít thấy như khi một ai đó đang cố gắng để vượt trái qua đường hoặc một em bé cầm súng nhựa đi ngang qua anh lính. Ảnh của bạn là sự phản chiếu từ những hiện tượng khác thường. Thú vị, buồn rầu hay hạnh phúc mà bạn tìm thấy.

Để ghi lại được những khoảng khắc vào phim bạn phải học cách quan sát bởi hầu hết chúng ta có thói quen không chú í và nhìn kĩ vào những gì xảy ra xung quanh. Tất nhiên để nhìn được chúng ta cũng cần có một năng lực nhất định. Những hình ảnh được ghi lại triền miên trên võng mạc nhưng chỉ vài hay thậm chí rất ít trong số đó ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta mà thôi. Để tìm thấy những khoảng khắc bạn cần học cách để nhìn sự việc, phải tập trung cao độ thậm chí tới mức lì lợm. Bạn sẽ thất bại nếu khi đó bạn còn bị chi phối vào những sự việc của ngày hôm qua hay những gì sẽ xảy ra vào mai.

Ngoài ra, để thành công trong Nhiếp ảnh đường phố bạn cần phải phát triển nhiều kĩ năng khác. Lớn là như một sự trải nghiệm để hòa nhập được với mọi môi trường hay nhỏ như việc lựa chọn quần áo để ít gây sự chút í. Đừng ôm chiếc máy quá to và hoành tráng, một chiếc bé bé với vài cuộn phim đút trong túi áo là đủ. Hãy cố gắng vô hình trong môi trường của bạn.

Một điều nữa hết sức cần thiết là bạn phải sử dụng thành thạo chiếc máy ảnh mà bạn đang cầm. Thật vô cùng khó để tránh được sự chú ý khi mà bạn mãi loay hoay với việc thiết lập các thông số và hướng ống kính vào đối tượng quá lâu bởi rất ít ai giữ được sự tự nhiên trong một hoàn cảnh như thế. Một lợi ích khác từ việc sử dụng thiết bị thành thạo là chúng ta có thể phản ứng nhanh để bắt kịp những cơ hội, những khoảng khắc mà chỉ khoảng khắc đó mới phản ánh được bản chất của sự việc. Cuối cùng, bạn là người chụp những người lạ khi mà họ đang làm những công việc thường nhật chứ không phải là một sự sắp đặt có chủ ý. Bạn chỉ có thể có được một tấm ảnh gây sự chú ý thông qua việc sử dụng thiết bị thành thạo và tự tin khi bấm máy. Bằng không khi mà bạn còn cảm thấy ngượng ngùng và lúng túng thì đối tượng mà bạn muốn thể hiện sẽ rất giống nhau, như bao tấm ảnh khác mà thôi.

Khi tiếp cận đối tượng một cách trực tiếp, hãy chuẩn bị và sẵn sàng đón nhận ngay cả khi có những phản ứng không thân thiện thậm chí là nguy hại tới bản thân nếu như bạn chưa học được cách giao tiếp và hòa nhập tốt vào môi trường. Có một cách tiếp cận khác là chọn trước hậu cảnh và chờ đợi một cái gì đó xuất hiện ở tiền cảnh để bổ xung hay tạo sự tương phản cho tấm hình. Bằng cách này nhiều khi bạn sẽ phải chờ đợi rất lâu để cái mà bạn mong đợi xuất hiện. Tất nhiện, nó cũng có thể xuất hiện sớm hoặc đôi khi là tức thì nếu như bạn là người may mắn.

Một tấm ảnh, trong đó thể hiện vài sự kiện không hề liên quan đến nhau nhưng lại được gắn kết bởi bố cục thì đó thực sự là những tấm ảnh xuất sắc, đòi hỏi người cầm máy phải có rất nhiều kinh nghiệm để chọn đúng góc chụp đảm bảo bắt được cùng lúc nhiều khoảng khắc, nhiều sự kiện và bố cục chúng hoàn hảo trong khung ngắm. Những tấm ảnh dạng như thế thì ngay cả đối với những người chụp tốt cũng không dám mơ ước có được nhiều sau mỗi năm cầm máy. Ngay cả khi họ là những người chụp rất nhiều, rất cần mẫn và đốt vô vàn phim rồi sau đó đánh giá, nhìn nhận lại kết quả một cách hết sức nghiêm túc.

Khi bạn học được cách dám vứt bỏ những tấm ảnh tốt và chỉ chia sẻ một cách trân trọng những tấm ảnh đặc biệt xuất sắc. Khi ấy bạn đang đi đúng đường.

Translated by Trauvang @ VNPhoto.net

Be Sociable, Share!

Reply

*